Cấu tạo sàn bê tông mài

5/5 - (1 bình chọn)

Trong các công trình xây dựng từ nhà ở dân dụng cho đến các nhà hàng, khách sạn, nhà kho, nhà xưởng sản xuất hay các trung tâm thương mại hiện đang sử dụng rất nhiều loại sàn bê tông mài. Sàn bê tông mài được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ, chính vì thế loại sàn này hiện đang được mọi người sử dụng để thay thế cho những sàn nhà được lát gạch hoặc các vật liệu khác.

Sàn bê tông mài tuy là được sử dụng rất rộng rãi thế nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo của sàn bê tông mài như thế nào và nó được thi công ra sao? Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin về sàn bê tông mài cũng như cấu tạo sàn bê tông mài, cách thi công loại sàn này để khách hàng tham khảo.

 

  • bê tông mài

 

TÓM TẮT NỘI DUNG

Sàn bê tông mài là gì?

Sàn bê tông mài được hiểu là một loại sàn bê tông đã trải qua quá trình làm tinh và mài bề mặt bê tông thông qua việc sử dụng các công cụ và máy móc đặc biệt. Quá trình này giúp biến bề mặt bê tông thành một mặt sáng bóng, nhẹ nhàng và đẹp hơn nhằm đảm bảo đáp ứng được tất cả nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Loại sàn bê tông mài này hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi do bề mặt sàn rất phẳng và nhẵn, dễ dàng di chuyển đi lại, có thể phối thành nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, đặc biệt là chi phí đầu tư loại sàn này khá rẻ.

 

công trường thi công sàn terrazzo

 

Cấu tạo của sàn bê tông mài ra sao?

Khi muốn thi công sàn bê tông mài thì điều bạn cần nắm bắt đó là biết được cấu tạo của loại sàn này, khi biết được cấu tạo của nó thì việc tìm hiểu và sử dụng sàn bê tông mài cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Cấu tạo của sàn bê tông mài gồm các lớp cụ thể như sau:

Lớp bê tông lót

Cấu hình cơ bản của sàn bê tông mài là lớp lót nằm ở dưới cùng của mặt từ bê tông, đây là lớp bê tông được đúc trực tiếp trên cấu trúc cơ bản của sàn vì thế nó sẽ có độ dày nhất định. Lớp bê tông lót này không cần phải thi công quá cầu kỳ bởi nó nằm ở dưới cho nên chúng ta chỉ cần đổ đúng theo thiết kế, đúng định lượng để sàn bê tông đạt độ tiêu chuẩn nhất định là được.

Lớp vữa hồ (tạo nhám)

Bên trên lớp bê tông lót là một lớp vữa hồ được thi công trực tiếp lên bề mặt của bê tông, chúng ta cũng có thể gọi lớp vừa hồ này là một lớp tạo nhám hoặc lớp liên kết bởi chức năng của nó là giúp liên kết bề mặt bê tông mài với lớp lót bê tông bên dưới.

Lớp phủ, hoàn thiện

Đây là lớp bề mặt trên cùng được áp dụng lên bề mặt bê tông và cần phải thực hiện mài mặt, hỗn hợp mài thường bao gồm các chất phụ gia chống nứt, chất phụ gia tăng cứng bề mặt và chất mài như đá mài hoặc kim cương. Sau khi mài hoàn thành, chúng ta có thể phủ lên trên một lớp phủ bảo vệ bề mặt để tăng cường độ bền và tính thẩm mỹ cho sàn bê tông.

Phủ bảo vệ có thể là các loại sơn, chất phủ epoxy, chất phủ polyurethane hoặc chất phủ chống trơn trượt. Việc này vừa có thể giúp sàn bê tông mài trở nên cứng cáp hơn vừa giúp tăng thẩm mỹ cho sàn, đảm bảo độ bền tuyệt đối cho sàn bê tông mài khi đưa vào sử dụng.

Với những loại sàn bê tông mài thì khi thi công bạn cần sử dụng các ron chống nứt để đặt ở quanh sàn theo tỷ lệ nhất định, bê tông có thể giãn nở do nhiệt độ cao vì thế ron chống nứt sẽ giúp sàn bê tông mài luôn có được thể trạng tốt nhất mà không bị nứt vỡ do việc giãn nở quá mức.

 

 

Dịch Vụ Bê Tông

 

Quy trình thi công sàn bê tông mài thực hiện như thế nào

Có rất nhiều bước để thực hiện quy trình thi công sàn bê tông mài, tuy nhiên chúng tôi sẽ gói gọn quy trình này trong 3 bước thực hiện để bạn có thể tham khảo một cách hiệu quả nhất. Quy trình thi công sàn bê tông mài sẽ trải qua những bước sau đây:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Trước khi bắt đầu quá trình mài sàn bê tông thì chúng ta cần chuẩn bị bề mặt thật tốt, bề mặt sàn cần được làm sạch và loại bỏ các chất bẩn cũng như những lỗ nhỏ xuất hiện trên bề mặt, vết nứt và lớp phủ cũ. Sử dụng dụng cụ như máy hút bụi và máy mài bê tông để làm sạch cũng như giúp bề mặt trở nên phẳng phiu hơn.
  2. Mài bề mặt: Sau khi bề mặt đã được chuẩn bị, quá trình mài bắt đầu. Chúng ta sẽ sử dụng máy mài bê tông để mài và cắt bê tông theo từng lớp, các đĩa mài phải đảm bảo là đĩa kim cương có độ cứng cứng khác nhau được sử dụng để đạt được độ bóng mong muốn. Trong quá trình mài sẽ phải trải qua nhiều lần thực hiện, do đó cần chuẩn bị những đĩa mài kim cương khác nhau.
  3. Bội phủ và hoàn thiện: Sau khi mài hoàn thiện, người thợ sẽ áp dụng lớp phủ bảo vệ và tăng cường độ bền cho bề mặt bê tông. Các loại lớp phủ bề mặt như chất phủ epoxy hoặc chất phủ polyurethane có thể được sử dụng để cải thiện tính thẩm mỹ và chống mài mòn cho bề mặt sàn bê tông mài trong suốt quá trình sử dụng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bê tông mài, cầu tạo của bê tông mài cũng như quy trình thực hiện mài sàn bê tông mà chúng tôi muốn gửi đến khách hàng. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị thi công sàn bê tông mài uy tín, chất lượng thì hãy đến với Công ty TNHH Xây Dựng và Kiến Trúc Vĩnh Thái của chúng tôi.

Vĩnh Thái là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực hoàn thiện các công trình xây dựng, dịch vụ thi công sàn bê tông mài cũng là một trong những dịch vụ chất lượng cao mà chúng tôi cung cấp ra thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm cùng với việc trang bị đầy đủ kiến thức, máy móc hỗ trợ công việc thì chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ thi công sàn bê tông mài tốt nhất, chất lượng nhất và giá thành phải chăng.

Vì thế, khi bạn có nhu cầu thi công sàn bê tông mài hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.