Thi công Tường Microcement

5/5 - (1 bình chọn)

Nhờ vào vẻ đẹp, sự hiện đại, đa dạng về màu sắc, độ bền cao tính ứng dụng linh hoạt, hiện nay Microcement đang trở thành xu hướng nổi bật trong thiết kế và thi công nội thất hiện nay đặc biệt là thi công tường microcement. Không chỉ được ưua chuộng trong các không gian như phòng khách, phòng ngủ, và phòng tắm, microcement còn được áp dụng nhiều trong các công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn, và showroom.

Qua trình thi công tường microcement không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác trong tường bước và cần tay nghề thi công cao của thợ mới có thể tạo ra những công trình chất lượng. Để giúp khách hàng có cái nhìn khái quát hơn trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn về phương pháp thi công tường microcement. Mời các bạn cùng tham khảo.

 

 

 

TÓM TẮT NỘI DUNG

Tường Microcement là gì ?

Tường Microcement là bề mặt tường được phủ một lớp vật liệu microcement mỏng, thường từ 2-3 mm, giúp mang lại vẻ đẹp hiện đại và mộc mạc. Microcement là hỗn hợp gồm : xi măng, nhựa polymer, chất màu và các chất phụ gia khác. Hỗn hợp này tạo nên một lớp phủ linh hoạt có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại bề mặt như bê tông, gạch, thạch cao, và thậm chí cả gỗ. Với kết cấu mịn, bề mặt nhẵn và không có mối nối, tường microcement thường được ứng dụng trong các phong cách nội thất tối giản, công nghiệp và hiện đại.

 

 

 

 

 

Những điểm nổi bật của tường microcement

Độ bền và chống thấm tốt: Tường microcement có độ bền cao và khả năng chống thấm vượt trộ, lý tưởng cho các khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp hoặc tường ngoài trời. Lớp microcement không chỉ bảo vệ tường mà còn giúp tăng độ bền của công trình, chịu lực tốt mà không bị nứt vỡ hay bong tróc như các lớp sơn thông thường.

Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt tường sau khi hoàn thiện mịn màng, không mối nối, mang lại vẻ đẹp tinh tế và liên tục cho không gian, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Màu sắc đa dạng có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu giúp tạo ra điểm nhấn nhẹ nhàng và tinh tế, hoàn hảo cho mọi không gian.

Dễ vệ sinh và bảo dưỡng: Với bề mặt nhẵn tường microcement giúp hạn chế bụi bám và dễ lau chùi, không yêu cầu bảo trì thường xuyên như các loại vật liệu khác. Chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng là bức tường đã có thể duy trì vẻ đẹp trong thời gian dài.

Khả năng tùy chỉnh cao: Microcement có thể tùy chỉnh màu sắc và tạo các hiệu ứng bề mặt khác nhau, từ nhẵn mịn cho đến hiệu ứng vân đá hoặc gợn sóng, giúp tạo điểm nhấn độc đáo cho tường. Ngoài ra microcement có thể thi công trên nhiều bề mặt tường khác nhau do đó dễ dàng hòa hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.

 

 

 

 

Quy trình thi công tường microcement

Quy trình thi công tường microcement yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ thuật và tuân thủ từng bước để đảm bảo bề mặt đạt độ bền cao, chống thấm tốt và tính thẩm mỹ tối ưu. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình thi công tường microcement:

  1. Chuẩn bị bề mặt

Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác để giúp microcement bám dính tốt hơn. Nếu bề mặt có lỗ hoặc nứt, cần được trám vá và làm phẳng. Đảm bảo bề mặt tường khô khi thi công

  1. Thi công lớp lót (Primer)

Lớp lót primer có chức năng tăng cường độ bám dính giữa bề mặt tường và lớp microcement. Thông thường, lớp lót này sẽ được sơn lên bề mặt và để khô hoàn toàn trước khi tiến hành thi công các lớp microcement tiếp theo.

  1. Phủ lớp nền Microcement

Trộn đều microcement với các thành phần phụ gia theo tỷ lệ hướng dẫn để đảm bảo chất lượng.

Thi công lớp nền microcement đầu tiên để tạo độ dày và độ phẳng cho bề mặt. Sử dụng bay hoặc bàn chà để phủ đều vật liệu lên bề mặt tường, đảm bảo lớp này không quá dày để tránh bong tróc.

Trước khi tiến hành bước tiếp theo cần chờ lớp nền khô hoàn, thời gian khô thường từ 12-24 giờ, tùy vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.

  1. Thi công lớp microcement hoàn thiện

Phủ lớp microcement hoàn thiện: Thi công lớp microcement mỏng, đều và tạo độ mịn cho bề mặt tường. Đây là lớp tạo nên màu sắc và hiệu ứng bề mặt mong muốn.

Chà nhám: Sau khi lớp microcement khô (khoảng 6-12 giờ), tiến hành chà nhám bề mặt để tạo độ nhẵn và loại bỏ các vết gợn. Có thể sử dụng giấy nhám mịn để đạt bề mặt mịn hơn.

  1. Phủ lớp bảo vệ (Sealant)

Lớp bảo vệ là lớp cuối cùng giúp tăng độ bền và chống thấm cho tường microcement. Thông thường, sealant sẽ được phủ hai lớp, với thời gian chờ khô giữa mỗi lớp khoảng 2-4 giờ.

Đảm bảo độ đều và mịn của lớp phủ để giữ cho bề mặt bền đẹp và dễ bảo trì.

  1. Kiểm tra và bảo dưỡng

Sau khi hoàn tất các bước thi công, kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo bề mặt tường microcement đạt yêu cầu về thẩm mỹ và độ bền.

Thời gian bảo dưỡng: Tránh tiếp xúc với nước và tác động mạnh trong vòng 7-10 ngày đầu tiên để lớp microcement có đủ thời gian ổn định và đạt độ bền tốt nhất.

 

 

 

 

Vĩnh Thái chuyên thi công tường microcement uy tín chất lượng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công microcement, Vĩnh Thái tự hào là đơn vị thi công tường microcement uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay. Chúng tôi mang đến giải pháp thi công tối ưu cho các không gian sống và làm việc hiện đại, từ căn hộ, nhà phố, biệt thự đến các công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn và văn phòng.

sở hữu đội ngũ thợ của Vĩnh Thái được đào tạo chuyên sâu và có kỹ thuật thi công chuẩn xác, giúp tạo ra bề mặt tường nhẵn mịn, không mối nối và có thẩm mỹ cao.

Vĩnh Thái luôn cam kết microcement được chúng tôi thi công có độ bền cao, khả năng chống thấm tốt, thích hợp cho cả môi trường ẩm ướt như nhà tắm hay nhà bếp. Sản phẩm sau khi hoàn thiện có thể chịu được tác động mạnh và bảo vệ tường khỏi các yếu tố bên ngoài. Tường microcement từ Vĩnh Thái có sự đa dạng về màu sắc và hiệu ứng bề mặt, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Chúng tôi giúp khách hàng tạo điểm nhấn ấn tượng, sang trọng và hiện đại cho không gian sống.

Liên hệ Vĩnh Thái ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp thi công tường microcement đáp ứng mọi yêu cầu về thẩm mỹ và độ bền cho không gian của bạn!